Cách mạng công nghệ 4.0 đưa nhà thông minh đến gần hơn với người dùng. Tiêu chí công nghệ phục vụ cuộc sống, phục vụ con người ngày càng được nhiều hãng nhà thông minh đặt lên hàng đầu. Đi cùng với đó, các thiết bị nhà thông minh cũng được đề cao tính đơn giản hóa, dễ tiếp cận, dễ lắp đặt, dễ sử dụng.
Nếu như trước đây khái niệm nhà thông minh thường gắn liền với khách hàng trung lưu trở lên, thì giờ đây tiêu chí đơn giản hóa thiết bị nhà thông minh đã đưa nhà thông minh vào cuộc sống hàng ngày của người dùng phổ thông hơn, trở thành thiết bị mang công nghệ 4.0 đến với mọi người, mọi nhà.
Hiểu về nhà thông minh
Theo Vconnex, một đơn vị nhà thông minh make in Vietnam, “giải pháp nhà thông minh là sự thiết kế các thiết bị nhà thông minh (Smart Home Devices) theo nhu cầu của chủ nhà, nhằm kết nối và điều khiển các thiết bị điện trong nhà như đèn chiếu sáng, rèm cửa, bình nước nóng, Tivi, điều hòa,…”.
Hiểu một cách đơn giản, khi công nghệ được ứng dụng vào các thiết bị điện trong nhà để phục vụ cuộc sống con người một cách thiết thực và tiện ích nhất thì đó được gọi là nhà thông minh.
Nhà thông minh có thể là giải pháp cho cả công trình, cũng có thể là một tính năng thông minh trong ngôi nhà của bạn như bật/tắt đèn tự động, hẹn giờ bình nước nóng, hay điều khiển rèm từ xa.
Theo Statista, dự báo đến năm 2025, doanh thu thị trường nhà thông minh sẽ đạt khoảng 407,1 triệu USD, trong đó thị trường thiết bị đơn lẻ sẽ tăng trưởng nhanh hơn thị trường giải pháp. Như vậy, thị trường nhà thông minh có tiềm năng rất lớn trong thời gian tới và có nhiều hứa hẹn sẽ bùng nổ thành xu hướng mới của việc trải nghiệm cuộc sống tiện nghi, hiện đại và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thiết bị nhà thông minh đơn giản – tiếp cận người dùng phổ thông
Thời gian trước, nhà thông minh được xem là độc quyền của giới thượng lưu. Nhưng những năm trở lại đây, nhà thông minh đã trở nên phổ biến hơn với nhiều gia đình.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhà thông minh phổ thông hơn nhờ vào những thiết bị nhà thông minh đơn giản, dễ dàng lắp đặt, dễ dàng thay thế, hoạt động độc lập với chi phí hợp lý.
Đơn cử, trước đây các hãng nhà thông minh sản xuất và tư vấn khách hàng sử dụng nhà thông minh ban đầu ít nhất gồm 01 công tắc và 01 bộ điều khiển trung tâm, chi phí đầu tư tối thiểu rơi vào khoảng 5-6 triệu. Với những giải pháp tổng thể cho toàn bộ công trình, chi phí đầu tư có thể lên đến vài chục hoặc vài trăm triệu.
Thiết bị nhà thông minh wifi đang được người dùng phổ thông đón nhận
Nhưng hiện nay, internet và wifi chất lượng cao được sử dụng rộng rãi, nhiều hãng sản xuất đưa thiết bị nhà thông minh hoạt động trên truyền thông wifi vào thị trường. Thiết bị nhà thông minh wifi có ưu điểm: có thể hoạt động độc lập mà không cần bộ điều khiển trung tâm để chuyển đổi ngôn ngữ truyền thông. Điều này giúp tăng độ đơn giản khi tiếp cận và giảm chi phí đầu tư ban đầu cho người dùng. Người dùng có thể bắt đầu trải nghiệm nhà thông minh với chi phí chỉ từ vài trăm đến vài triệu đồng.
Chuẩn truyền thông wifi cũng giúp người dùng có thể trải nghiệm số hóa căn nhà của mình theo từng phần với từng khu vực khác nhau trước khi số hóa toàn bộ nhà. Bên cạnh đó, các thiết bị này thường được thiết kế đơn giản, dễ lắp đặt, dễ kết nối với wifi router và dễ sử dụng, người dùng hoàn toàn có thể tự tay DIY ngôi nhà thông minh của mình.
Đơn giản đi cùng chất lượng – tiêu chí mới của thiết bị nhà thông minh hiện đại
Tuy truyền thông wifi tối ưu sự đơn giản của thiết bị nhà thông minh. Nhưng chuẩn truyền thông này cũng gặp một vài hạn chế như: mất kết nối, mất cài đặt thông tin mạng khi thay đổi thông tin wifi hoặc giới hạn số lượng thiết bị kết nối nếu wifi router không đủ mạnh.
Khắc phục những điều này, các hãng sản xuất thiết bị nhà thông minh uy tín đã đưa ra phương án xử lý lỗi nhờ thiết kế bộ xử lý trong. Theo đó, những thiết bị nhà thông minh wifi mới hiện nay có thể tự kết nối lại sau khi mất kết nối và giữ nguyên cài đặt khi thay đổi thông tin mạng. Trường hợp gia đình sử dụng nhiều số lượng thiết bị kết nối wifi, có thể nâng nâng cấp bộ wifi router để chất lượng đường truyền điều khiển thiết bị nhà thông minh, đồng thời nâng cao độ phủ wifi trong nhà.
Ngoài ra, chất lượng của thiết bị nhà thông minh còn được chứng minh bởi các tiêu chuẩn và chứng nhận mà các hãng đạt được. Các chứng nhận cơ bản của thiết bị nhà thông minh hiện nay có thể kể đến:
- Chứng nhận CE – tiêu chuẩn Châu Âu CE
- Chứng nhận RoHS – đảm bảo quy định hạn chế các chất nguy hiểm trong thiết bị điện, điện tử
- Chứng nhận hợp quy ICT của Bộ Thông tin & Truyền thông.
Giới thiệu thiết bị nhà thông minh Vconnex – concept đơn giản, phù hợp xu hướng mới
Giữa năm 2021, Công ty Cổ phần Công nghệ Công nghiệp Vconnex – một công ty chuyên nghiên cứu và ứng dụng công nghệ kết nối vạn vật Internet of Things (IoT) đã ra mắt thị trường bộ thiết bị nhà thông minh. Sản phẩm của bên này gồm có: công tắc thông minh, công tắc thông minh chống giật cho bình nước nóng, khóa điện tử thông minh, động cơ rèm thông minh, công tơ thông minh,…
Mặc dù là tên tuổi mới trong thị trường nhà thông minh nhưng Vconnex có nhiều lợi thế khi sở hữu nền tảng công nghệ IoT riêng. Nền tảng công nghệ IoT của Vconnex vừa đạt giải Smart City 2021 do Vinasa tổ chức. Được biết Vconnex là đơn vị nhà thông minh Made in Vietnam đầu tiên sở hữu đủ: nền tảng IoT, ứng dụng quản lý, Firmware và quy trình sản xuất. Đây cũng là những yếu tố tiên quyết quyết định độ ổn định, tốc độ xử lý dữ liệu và tính bảo mật thông tin của thiết bị.
Với thiết bị nhà thông minh Vconnex, người dùng có thể điều khiển các thiết bị điện trong nhà trực tiếp, từ xa qua ứng dụng qua điện thoại di động hoặc điều khiển rảnh tay bằng giọng nói. Trình làng thị trường với các phiên bản đầu tiên sử dụng giao thức truyền thông wifi, thiết bị nhà thông minh Vconnex hướng đến khách hàng phổ thông với concept sản phẩm đơn giản.
Điều khiển từ xa các thiết bị điện trong nhà
Thiết bị nhà thông minh Vconnex có thể hoạt động độc lập mà không cần đầu tư thêm bộ điều khiển trung tâm. Điều này làm tăng tính đơn giản, dễ sử dụng của sản phẩm và giảm chi phí đầu tư ban đầu. Chỉ từ 880,000đ, người dùng đã có thể bắt đầu số hóa nhà truyền thống trở thành nhà thông minh với thiết bị nhà thông minh Vconnex.
Khắc phục được hoàn toàn các lỗi thường gặp của các thiết bị sử dụng truyền thông wifi, thiết bị nhà thông minh Vconnex có thể tự kết nối lại chỉ sau 3-5s khi mất kết nối, tự lưu thông tin cài đặt khi thay đổi thông tin mạng, tự động cập nhật tính năng mới OTA,…
Một điểm cộng của thiết bị nhà thông minh Vconnex không thể không nhắc đến: thiết bị của hãng này rất dễ dàng lắp đặt mà không cần đi dây, đục tường hay phá vỡ hạ tầng kiến trúc sẵn có. Chỉ từ 5-10 phút, người dùng đã có thể tự lắp đặt thiết bị nhà thông minh cho mình.
Đặc biệt, Vconnex là đơn vị nhà thông minh đầu tiên đạt đủ các chứng nhận thiết bị nhà thông minh hiện nay như chứng nhận CE, chứng nhận RoHS, chứng nhận ICT và chứng nhận VMI. Mặc dù là tên tuổi mới trong ngành hàng nhà thông minh, nhưng Vconnex cho thấy hãng rất nghiêm túc trong việc xây dựng sản phẩm thiết thực, hữu ích và chất lượng cao cho người dùng.
Cùng với sự phổ biến của internet và wifi, thiết bị nhà thông minh hiện nay đã tiếp cận được người dùng phổ thông. Sự đơn giản hóa của thiết bị nhà thông minh dự kiến sẽ định hướng xu hướng mới của làn sóng nhà thông minh trong tương lai gần.