Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì rụng trứng hiện đang là thắc mắc của nhiều bạn nữ. Vậy niêm mạc tử cung là gì? Độ dày của niêm (nội) mạc tử cung có tác động thế nào đến sức khỏe sinh sản phụ nữ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sức khỏe sinh sản nữ giới.
Những thông tin cần biết về niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung là gì?
Niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) là lớp tế bào lót bao xung quanh mặt trong tử cung, dưới tác động của nội tiết tố lớp niêm mạc này sẽ thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, tuổi tác và khi mang thai. Niêm mạc tử cung có vai trò quan trọng trong việc rụng trứng, thụ tinh và trong thai kỳ.
Khi lớp mô bên trong tử cung dày lên, nếu trứng được thụ tinh thành phôi thì sẽ làm tổ phía trong tử cung. Ngược lại, nếu trứng không gặp tinh trùng thì lớp niêm mạc này sẽ bong ra và đi ra ngoài cơ thể. Hiện tượng này chính là nguyên nhân dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.
Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì rụng trứng?
Trước khi trả lời câu hỏi niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì rụng trứng, ta nên tìm hiểu về biến đổi của niêm mạc tử cung theo chu kỳ kinh. Những chị em có chu kỳ kinh ổn định, lớp lót tử cung bình thường thì việc xác định thời điểm rụng trứng dựa vào độ dày của niêm mạc không quá khó:
- Lớp niêm mạc tử cung vào lúc bình thường dày khoảng 7- 8mm.
- Giai đoạn đầu chu kỳ kinh: Dưới sự tác động của hormone estrogen trong 4 – 7 ngày, lớp nội mạc tử cung này sẽ dày lên – thời điểm này niêm mạc tử cung khoảng 4 – 5mm.
- Giai đoạn 2 – giai đoạn rụng trứng: Đây còn gọi là thời điểm tăng sinh là lúc niêm mạc dày khoảng 7 – 12mm.
- Giai đoạn cuối: Lúc này, lượng máu cung cấp cho lớp mô tử cung giảm cùng với đó là nồng độ hormone nội tiết trong cơ thể giảm khiến lớp tế bào này xẹp xuống. Sau một thời gian, lớp này sẽ từ từ bong ra và bị tống ra ngoài cùng máu và chất dịch, gây hiện tượng hành kinh. Độ dày nhất của niêm mạc ở nửa cuối chu kỳ (khoảng 13 – 16 mm)
Với những trường hợp nữ giới có chu kỳ kinh không đều hay bị viêm nội mạc, tử cung dày, mỏng thì việc xác định niêm mạc tử cung dày khoảng bao nhiêu thì rụng trứng là khá khó. Ở người có niêm mạc tử cung mỏng thì có khi lớp niêm mạc chỉ khoảng 6 – 8 mm đã rụng trứng. Đối với những ai có nội mạc tử cung dày khi rụng trứng, lại có độ dày vượt mức phôi thai có thể làm tổ, gây khó thụ thai, sảy thai…
Một số dấu hiệu nhận biết ngày rụng trứng
Ngoài việc siêu âm độ dày của niêm mạc tử cung và biết chính xác ngày rụng trứng, các chị em cũng có thể dựa vào các dấu hiệu cơ thể như:
- Nhiệt độ tăng cao: Dấu hiệu phổ biến nhất đó là nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường. Sự tăng nhiệt độ trong giai đoạn này có thể là do hormone progesterone tiết ra quá nhiều.
- Khí hư tăng: âm đạo xuất hiện dịch có màu giống như lòng trắng trứng gà.
- Đau bụng âm ỉ: Cảm giác bụng dưới râm râm cũng là dấu hiệu bạn nữ nhận biết được ngày rụng trứng.
Làm sao để cải thiện độ dày nội mạc tử cung?
Nếu niêm mạc tử cung của bạn dày hơn người khác, bạn cần điều chỉnh giảm độ dày lớp nội mạc tử cung:
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya để cơ thể điều tiết hormone cân bằng hơn.
- Phụ nữ có lớp nội mạc tử cung dày cần hạn chế thực phẩm giàu vitamin C và E hay các chế phẩm có nguồn gốc từ đậu nành để hạn chế tiết hormone estrogen làm dày thêm lớp mô tử cung.
Để cải thiện niêm mạc tử cung mỏng, bạn nên thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý như:
- Không sử dụng các thuốc kích trứng hay nạo phá thai nhiều lần. Đặc biệt nạo phá thai khiến tử cung mỏng và rất khó điều trị.
- Dinh dưỡng lành mạnh: Trái ngược với người bị mô tử cung dày, bệnh nhân nội mạc tử cung mỏng cần tăng cường các thực phẩm chứa nhiểu vitamin E&C, sắt và các thực phẩm làm từ đậu nành. Lý do đậu nành rất tốt với hầu hết phụ nữ bởi vì trong nó có chứa thành phần tương tự estrogen, giúp tăng cường chức năng sinh sản, sinh dục.
Kết luận
Hy vọng những chia sẻ về thông tin niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì rụng trứng, bạn nữ sẽ có thể từ bài viết trên đây tìm ra câu trả lời chính xác cho mình. Mong các bạn sẽ bổ sung thêm kiến thức để tăng cường sức khỏe sinh sản cho mình an toàn và khỏe mạnh.