Thằn lằn có những đặc điểm cấu tạo ngoài như thế nào để thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn và ếch đồng có điểm gì giống và khác nhau. Bài viết sau trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn. Cùng tìm hiểu bài viết nhé.
Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn
Thằn lằn thuộc lớp bò sát với nhiều đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với cuộc sống hoàn toàn trên cạn. Đặc điểm cấu tạo ngoài cụ thể:
- Thân: Thân của thằn lằn dài và đuôi rất dài, đặc điểm này giúp thằn lằn có thể giữ được thăng bằng khi di chuyển trên cạn. Hơn nữa, còn giúp thằn lằn di chuyển được linh hoạt và chuyển động nhanh chóng.
- Chân: Chân thằn lằn có vuốt sắc nhọn, đặc điểm này giúp thằn lằn dễ dàng di chuyển trên cạn.
- Da: Da của thằn lằn khô và bề mặt da có vảy sừng. Đặc điểm của da giúp cơ thể của thằn lằn không bị mất nước, tức cản lại sự thoát hơi nước ở cơ thể thằn lằn.
- Cổ: Thằn lằn có cổ dài, đặc điểm này của cổ giúp thằn lằn bắt mồi dễ dàng và quan sát xung quanh hiệu quả.
- Mắt: mắt của thằn lằn có mí và có nước mắt. Mắt có mí giúp mắt cử động dễ dàng và bảo vệ mắt. Mắt tiết ra nước mắt giúp màng mắt không bị khô.
- Màng nhĩ: Màng nhĩ của thằn lằn nằm trong hốc tai nhỏ bên đầu, cấu tạo này giúp bảo vệ màng nhĩ. Hơn nữa, giúp các âm thanh hướng vào màng nhĩ hiệu quả hơn.
So sánh đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn với ếch đồng để thấy được thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn hoàn toàn
So sánh đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn và ếch đồng để chứng minh được thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn hoàn toàn hơn ếch đồng. So sánh các đặc điểm cấu tạo ngoài như:
Da
Da của ếch đồng là loại da trần, bề mặt da có phủ một loại chất nhầy và ẩm, da của ếch đồng dễ thấm khí. Trong khí đó, da của thằn lằn có cấu tạo hoàn thiện hơn, da của thằn lằn thuộc loại da khô và bề mặt da có vảy sừng.
Cổ
Thằn lằn có cổ dài, đặc điểm này của giúp thằn lằn bắt mồi dễ dàng. Hơn nữa, cổ dài giúp thằn lằn quan sát xung quanh hiệu quả hơn ếch đồng.
Mắt
Tuy mắt của ếch đồng và thằn lằn đều có mí nhưng lại có chức năng khác nhau. Mí mắt của ếch đồng giúp giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra. Còn mí mắt của thằn lằn giúp mắt cử động.
Bàn chân
Bàn chân của ếch đồng chưa tiến hóa hoàn toàn, các chi sau của ếch đồng có màng bơi căng giữa các ngón. Đặc điểm này tuy khiến ếch đồng bất tiện trong việc di chuyển trên cạn nhưng giúp chúng bơi được trong nước dễ dàng.
Còn bàn chân của thằn lằn có 5 ngón, mỗi ngón đều có móng vuốt sắc nhọn. Cấu tạo này của bàn chân giúp thằn lằn di chuyển dễ dàng và nhanh chóng trên cạn.
So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn và ếch đồng
Đặc điểm đời sống của ếch đồng và thằn lằn có nhiều điểm khác biệt. Để biết được đặc điểm đời sống của thằn lằn và ếch đồng cùng so sánh các đặc điểm sau:
Nơi sống và bắt mồi
Ếch đồng sinh sống trên cạn và dưới nước ở những nơi nước ngọt. Còn thằn lằn thì sinh sống ở những nơi khô ráo.
Vì thích sinh sống ở trên cạn và dưới nước tại những vùng nước ngọt nên ếch đồng thường bắt mồi trong nước và gần bờ nơi sinh sống. Còn thằn lằn thì bắt mồi ở xung quanh nơi ở và những nơi này cũng khô ráo.
Thời gian hoạt động
Thằn lằn bắt mồi vào ban ngày, đây là thời gian hoạt động phù hợp giúp thằn lằn bắt được nhiều con mồi. Còn ếch đồng thường bắt mồi vào ban đêm hoặc lúc trời chập tối. Đây là khung thời gian hoạt động cho phép ếch đồng quan sát rõ xung quanh và con mồi.
Tập tính
Thằn lằn thường phơi nắng, còn ếch đồng thường sống những nơi không có ánh sáng. Khi mùa đông tới, thằn lằn lựa chọn những hốc đất khô ráo để trú đông, còn ếch đồng chọn những hốc đất ẩm ướt ở trong bùn hoặc vùng nước ngọt để trú đông.
Sinh sản
Sinh sản của thằn lằn tiến hóa hơn ếch đồng, trong đó, thằn lằn thụ tinh trong, còn ếch đồng thì thụ tinh ngoài. Về số lượng, thằn lằn để rất ít trứng còn ếch đồng để nhiều trứng.
Trứng của thằn lằn có nhiều noãn hoàng và vỏ rất dai. Trứng của thằn lằn sau một khoảng thời gian sẽ nở thành con và phát triển trực tiếp. Còn trứng của ếch đồng có ít noãn hoàng và trứng có một màn mỏng giúp bảo vệ trứng. Trứng phát triển mở thành nòng nọc và phát triển có biến thái.
Trên đây là thông tin về trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn và các vấn đề xoay quanh hữu ích. Hy vọng, bài viết giải đáp các vấn đề bạn đang tìm hiểu nhé.